Dòng sơn Epoxy gốc dầu đã được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Nó không còn xa lạ gì với các loại sàn công nghiệp, các sàn công ty, sàn nhà xưởng hiện nay. Sở dĩ sơn epoxy gốc dầu được sử dụng phổ biến như vậy vì nó không những mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn mang những ưu điểm nổi trội khác. Nếu bạn không biết sơn Epoxy gốc dầu là gì? Những ưu điểm của nó là gì thì hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết đây nhé!
1. Sơn Epoxy gốc dầu là gì?
Sơn Epoxy gốc dầu hay còn được biết đến với tên khác là sơn Epoxy gốc dung môi. Đây là loại sơn 2 thành phần được hình thành bởi hệ gốc dầu nên cần sử dụng dung môi để pha sơn.
Loại sơn này được ứng dụng khá nhiều cho các loại nền sàn bê tông như các nền bê tông tại các nhà xưởng, tại các xí nghiệp, hay tại các nhà máy công nghiệp vì nó mang lại sự ổn định và bảo vệ kết cấu nền bê tông hoàn hảo. Ngoài ra, dòng sơn này còn được sử dụng để sơn cho các kết cấu thép dùng trong ngành công nghiệp đóng tàu, sắt thép,….
2. Đặc điểm của sơn Epoxy gốc dầu
Ưu điểm
Một điểm cộng rất lớn dành cho sơn epoxy gốc dầu là khả năng chịu lực và chống mài mòn vô cùng tốt.
Không những thế, dòng sơn này còn có thể chịu được sự ăn mòn của các loại axit nhẹ với nồng độ thấp, chịu được tải trọng tối đa 3 tấn.
Khả năng kháng nước vượt trội của dòng sơn này là một ưu điểm lớn mà bạn có thể cân nhắc.
Ngoài ra, khả năng ngăn chặn vết bẩn của dòng sơn này vô cùng cao vì thế nó giúp bề mặt ngăn chặn hiện tượng phát sinh bụi bẩn và giúp bạn vệ sinh một cách dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, khả năng tăng độ kết dính giữa lớp sơn với bề mặt thi công cũng là một ưu điểm lớn giúp dòng sơn này được phổ biến như vậy
Ưu điểm cuối cùng của dòng sơn này là mang lại màu sắc sáng bóng cao, màu sắc hài hòa.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm như đã kể trên thì dòng sơn này cũng có một số nhược điểm nhỏ như sau:
Không thể ứng dụng thi công được trong môi trường có độ ẩm cao.
Thứ hai, trong quá trình thi công có hàm lượng VOC bay hơi, gây ra mùi khó chịu. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng vì khi lớp sơn khô hoàn toàn thì mùi này cũng biến mất.
>> Bài viết nổi bật:
- 4+ Ý tưởng thiết kế nội thất phong cách đồng quê cực đẹp tinh tế
- Phòng ngủ màu vàng với vẻ đẹp sang trọng
3. Quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu
Quy trình thi công sơn epoxy gốc dầu khá đơn giản bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây thì sẽ thành công:
Chuần bị dụng cụ cần thiết:
Để thực hiện quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu được thành công như mong đợi thì bạn cẩn chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chuyên dụng như: rulo lăn sơn, máy phun sơn, máy trộn sơn, máy chà nhám, máy hút bị, máy mài …
Quy trình thi công sơn Epoxy gốc dầu:
Bước 1:Chuẩn bị bề mặt thi công
Việc vệ sinh bề mặt bê tông đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình thi công. Bề mặt sàn phải được đảm bào đạt khoảng 30 ngày tuổi và đảm bảo các yêu cầu như: mặt sàn phải chắc chắn, độ ẩm của mặt sàn bê tông phải đạt dưới 90%. Ngoài ra, sàn bê tông phải được đảm bảo thật bằng phẳng, trám trét hết các vết nứt, lỗ hổng. Sau đó, bạn hãy sử dụng máy tạo nhám để tạo độ nhám cho bề mặt. Công việc này giúp lớp sơn được dính chặt vào bề mặt sàn hơn.
Bước 2:Thi công sơn lớp sơn lót
Sau khi trộn xong hỗn hợp sơn Epoxy theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất thì bạn hãy sử dụng dụng cụ chuyên dụng như: súng phun sơn hoặc con lăn để sơn thật đều khắp bề mặt bê tông. Sau đó chờ khoảng 1 giờ ở nhiệt độ 30 độ C để lớp sơn đầu tiên này khô.
Bước 3: Thi công lớp sơn phủ
Sau khi lớp sơn thứ nhất khô thì chúng ta tiến hành sơn lớp sơn thứ 2 và chờ khoảng từ 4 tới 6 giờ tùy thuộc vào bề mặt của sàn bê tông để lớp sơn này khô hoàn toàn.
Lưu ý Bạn nên kiểm tra và lăn trước một vùng để đảm bảo trước khi thi công lớp sơn thứ 2 này.
4. Một vài lưu ý trong quá trình thi công sơn
Lưu ý thứ nhất không chỉ dành cho sơn epoxy gốc dầu mà nó còn được tuân thủ với các dòng sơn khác.
Ngoài ra nhiệt độ môi trường khi tiến hành thi công phải đạt trên 20 độ C.
Trước khi thi công cần xác định mục tiêu, mục đích rõ rảng để đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Hỗn hợp sơn sau khi pha xong nên được sử dụng trong khoảng từ 1–2 giờ.
Trên đây là những kiến thức bổ ích về sơn epoxy gốc dầu. Hy vọng với những kiến thức từ bài viết cung cấp sẽ giúp bạn thành công trong cuộc sống và trong sự nghiệp.
>> Xem thêm: Bảng giá sơn epoxy 2 thành phần