Người lao động khi được tuyển dụng vào công ty và qua giai đoạn thử việc, được ký hợp đồng chính thức thì sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội. Đó là quyền lợi bắt buộc phải có của người đó. Tuy nhiên còn với các lao động mùa vụ chỉ làm trong một thời gian ngắn hay những người làm việc bán thời gian thì họ liệu có được tham gia bảo hiểm?
Bài viết sau đây sẽ chỉ rõ theo luật bhxh mới nhất, người lao động mùa vụ và người làm việc bán thời gian có được tham gia bảo hiểm xã hội hay không.
1. Người lao động mùa vụ có được tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo Khoản 1c Điều 22 Bộ luật Lao động 2012 thì Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo khoản 1, điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân Việt Nam sẽ được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp sau:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
Như vậy xảy ra 2 trường hợp, nếu hợp đồng mùa vụ có thời hạn dưới 1 tháng, người lao động sẽ không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội. Còn nếu hợp đồng của người lao đụ trên 1 tháng đến dưới 12 tháng thì vẫn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người làm việc bán thời gian có phải tham gia bảo hiểm xã hội
Cũng theo khoản 1, điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có giao kết hợp đồng từ 1 tháng trở lên đều là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Khoản 3 Điều 34 Bộ Luật Lao động năm 2012 quy định người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương, các quyền và nghĩa vụ như người lao động làm việc trọn thời gian, quyền bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Như vậy người lao động bán thời gian sẽ thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Pháp Luật
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 5 Nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 quy định:
– Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Có thể thấy, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu vùng. Riêng đối với các công việc đòi hỏi phải qua học nghề, đào tạo nghề thì mức lương thấp nhất là là lương tối thiểu vùng cộng thêm 7%.
Cách kiểm tra hóa đơn điện tử với hàng hóa đang lưu thông trên đường
Sau khi đã kê khai thuế thì hóa đơn điện tử có hủy được không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2017/NĐ-CP về việc quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng như sau:
– Mức 3.980.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
– Mức 3.530.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
– Mức 3.090.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
– Mức 2.760.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Như vậy, tùy vào mức thu nhập hàng tháng theo hợp đồng của người lao động bán thời gian để họ được tham gia bảo hiểm xã hội hay không. Nếu mức lương của người lao động bán thời gian thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội cho người đó.