Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều tòa nhà cao tầng, chung cư,…mọc lên và trong các tòa nhà đó thì không thể thiếu tầng hầm. Do tầng hầm ở đâu dưới lòng đất nơi có độ ẩm cao nên việc chống thấm cho tầng hầm hay đáy tầng hầm là một việc làm không nên bỏ qua, nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Sau đây là 2 phương pháp chống thấm đáy tầng hầm hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé.
1. Chống thấm đáy tầng hầm là gì?
Đáy tầng hầm là vị trí thấp nhất của tầng hầm, nó nằm sâu ở trong lòng đất nơi có độ ẩm cao. Bởi vậy nên nơi này cần được chú ý và phải thực hiện chống thấm ngay từ đầu nếu không sẽ dẫn đến hư hỏng mặt trên của tầng hầm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây mất an toàn và gây hư hại nhiều vị trí khác của tầng hầm.
Đáy tầng hầm là nền móng cho cả một công trình nhà cao tầng lớn nên nó chịu áp lực rất lớn, nếu không được chống thấm ngay từ đầu có thể sẽ làm cho công trình bị thấm dột và ảnh hưởng tới kết cấu của công trình, giảm đi sự kiên cố và xuống cấp một cách nhanh chóng, do đó mà nó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn cho những người sống trong tòa nhà đó.
Đáy tầng hầm một mặt nằm sâu dưới lòng đất với độ ẩm cao, một mặt chịu tác động của lớp bề mặt trên tầng hầm nên nó là khu vực bị ảnh hưởng nhiều hơn các khu vực khác. Bới vậy mà công việc chống thấm cần phải cẩn thận, tỉ mỉ và lựa chọn những sản phẩm chống thấm tốt nhất.
Bạn có thể chống thấm cho đáy tầng hầm bằng phương pháp chống thấm ngược hoặc chống thấm thuận, hoặc có thể sẽ phải áp dụng cả 2 phương pháp chống thấm thuận và ngược.
2. Vật liệu dùng để chống thấm đáy tầng hầm
Để chống thấm đáy tầng hầm đạt hiệu quả cao bạn cần dùng những vật liệu sau đây:
Các loại màng chống thấm: Bạn có thể sử dụng màng khò nóng như màng khò nóng Danosa, Bostik…. hoặc màng tự dính như Autotak…
Chất chống thấm: bạn có thể dùng chất chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu như Lanko k11 Matryx, hay chất chống thấm dạng tinh thể thẩm thấu Masterseal 530
Lớp phủ chống thấm: bạn có thể sử dụng lớp phủ chống thấm cho đáy tầng hầm như Penetron Plus, Penetron…
Nhũ tương chống thấm: có thể dùng loại nhũ tương BC Bitumen Coating.
>> Xem thêm:
- 4+ Ý tưởng thiết kế nội thất phong cách đồng quê cực đẹp tinh tế
- Phòng ngủ màu vàng với vẻ đẹp sang trọng
3. 2 phương pháp chống thấm đáy tầng hầm hiệu quả
3.1. Chống thấm đáy tầng hầm bằng phương pháp chống thấm thuận trên lớp bê tông lót
Phương pháp chống thấm thuận luôn được ưu tiên hàng đầu, phương pháp này được thực hiện khi đã thi công xong cốt thép dầm và thi công xong sàn đáy cùng lớp bê tông lót. Với yêu cầu là lớp bê tông lót phải bằng phẳng và chắc chắn, dầm giằng và coppha cạnh phải được xây gạch và tô vữa.
Các bước chống thấm đáy tầng hầm bằng phương pháp chống thấm thuận trên lớp bê tông lót như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công:
Tiến hành dọn dẹp và loại bỏ hết những chướng ngại vật trên bề mặt đáy tầng hầm rồi vệ sinh sạch sẽ. Tiếp đó bạn hãy dùng một lượng nước sạch vừa đủ để làm ẩm bề mặt lớp bê tông lót, lưu ý là không được để nước đọng lại trên bề mặt lớp bê tông lót này.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm đáy tầng hầm
Đầu tiên bạn cần phải pha trộn vật liệu chống thấm cho đáy tầng hầm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sử dụng súng phun hoặc tưới đều lên bề mặt lớp bê tông lót.
Đối với bề mặt các dầm giằng đã xây gạch và tô vữa thì nên sử dụng súng chuyên dụng để phun lên bề mặt.
Lưu ý trong quá trình thi công thì phải làm đều tay, và thực hiện đến khi bề mặt ướt đẫm thì thôi.
Chờ khoảng 3 giờ đồng hồ khi vật liệu chống thấm đã khô thì tiến hành đổ bê tông đáy tầng hầm.
3.2. Chống thấm ngược đáy tầng hầm
Với chống thấm ngược đáy tầng hầm ta cũng thực hiện 2 bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt tầng hầm
Dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ cát sỏi, bụi bẩn, dầu mỡ, vữa thừa và các tạp chất khác ra khỏi đáy tầng hầm. Sau đó hãy dùng một lượng nước sạch vừa phải để làm ẩm đáy tầng hầm, lưu ý là không để đọng nước ở đáy tầng hầm.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm đáy tầng hầm
Nếu đáy tầng hầm vừa thi công đổ bê tông xong và vẫn còn ướt thì chúng ta sử dụng bột chống thấm dạng thẩm thấu để rắc lên toàn bộ diện tích đáy. Sau khoảng 4 đến 5 giờ thì rắc tiếp bột chống thấm để tăng độ cứng cho sàn, bạn cũng có thể sử dụng máy xoa nền để tán đều bột chống thấm và giúp tăng độ thẩm thấu của bột chống thấm.
Còn đối với đáy tầng hầm bắt đầu có sự ninh kết, thì sau khi tiến hành đổ bê tông được khoảng 4 đến 6 giờ thì dùng rulo hoặc súng phun phun đều lên bề mặt đáy tầng hầm
Chống thấm đáy tầng hầm là công đoạn không thể bỏ qua để duy trì sự bền vững cho mỗi công trình.
Hy vọng với 2 phương pháp chống thấm đáy tầng hầm trên sẽ giúp bạn ngăn chặn sự thấm dột và bảo vệ công trình của bạn một cách hiệu quả nhất. Hãy căn cứ vào vị trí, yêu cầu của chủ đầu tư mà lựa chọn ra phương pháp chống thấm phù hợp nhất nhé.
>> Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn sơn chống thấm hãng nào tốt ?