Image default
Blog

Cách chống thấm khe kháng chấn hiệu quả triệt để

Khe kháng chấn là một bộ phận quan trọng trong mỗi công trình. Với điều kiện khắc nghiệt ở nước ta, khe kháng chấn rất dễ bị ngấm nước, sụt lún. Do vậy, việc chống thấm khe kháng chấn là vô cùng cần thiết. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những cách chống thấm khu vực này hiệu quả nhất nhé! 

1. Khe kháng chấn là gì?

Khe kháng chấn là một loại khe co giãn được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ công trình trước những tác nhân gây rung chuyển công trình. 

chong-tham-khe-khang-chan-1

2. Vì sao phải chống thấm khe kháng chấn? 

Khe kháng chấn có kết cấu hở nên nước có thể xâm nhập một cách dễ dàng. Từ đó, nước lan rộng và khiến khu vực đó xuất hiện vi khuẩn, nấm mốc, khiến công trình bị xuống cấp một cách trầm trọng. 

Bên cạnh đó, vị trí của khe kháng chấn bị chuyển vị gây rất nhiều khó khăn trong công đoạn chống thấm. Do vậy, cần tiến hành chống thấm triệt để cho khe kháng chấn ngay từ ban đầu để tránh gặp rắc rối trong quá trình sử dụng. 

Nếu khe kháng chấn bị ngấm nước mà không được xử lý kịp thời sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: 

– Gây mất thẩm mỹ: tình trạng thấm dột xuất hiện trong thời gian dài sẽ khiến bê tông bị nứt gãy, nấm mốc, rong rêu mọc lên làm cho công trình luôn trong tình trạng nham nhở, xấu xí. 

– Gây tốn kém thời gian và chi phí: khe kháng chấn thấm dột, nứt gãy sẽ rất khó để sửa chữa, khắc phục. Điều này khiến bạn tốn kém nhiều chi phí và thời gian để xử lý tình trạng ấy. 

– Giảm tuổi thọ của công trình: khe kháng chấn là một phần quan trọng của công trình, nếu khe kháng chấn xảy ra tình trạng ngấm nước thì công trình của bạn sẽ kém bền vững và giảm tuổi thọ. 

chong-tham-khe-khang-chan-2

>> Gợi ý cho bạn: 

3. Các biện pháp chống thấm khe kháng chấn hiệu quả 

3.1 Chống thấm khe kháng chấn bằng keo trám khe

Những vật liệu cần chuẩn bị cho việc chống thấm là: Backer rod, Sika Primer 3N, Sikadur 731, Sikadur Combiflex 10P, Sikaflex Construction AP. 

Các bước thi công chống thấm: 

– Bước 1: Vệ sinh, xử lý bề mặt thi công 

+ Trước khi thi công chống thấm hãy tiến hành dọn dẹp sạch sẽ rồi làm khô khe kháng chấn. 

+ Bề mặt thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chống thấm nên cần đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, tạp trên bám trên bề mặt cản trở quá trình thi công.

– Bước 2: Chèn khe kháng chấn bằng Backer Rod 

+ Để silicone không tràn được vào bên trong khe kháng chấn thì hãy tiến hành chèn Backer Rod vào khe. 

+ Chèn Backer Rod không những giúp ngăn silicone mà còn giúp định vị được độ sâu của đường ron. Việc định vị này sẽ tránh làm lệch ron.

– Bước 3: Dán băng keo

+ Để đảm bảo bề mặt khe luôn được sạch sẽ, bạn hãy dán băng keo ở 2 bên mép của khe kháng chấn. 

+ Sau khi dán băng keo hãy tiến hành bơm keo trám khe. 

+ Sau đó từ 1-2 giờ thì mới gỡ băng keo. 

– Bước 4: Phủ 2 lớp lót cho bề mặt thi công 

+ Phủ lớp lót thứ nhất cho bề mặt thi công bằng Sikadur 731, Epoxy E500 hoặc Epoxy SL – 1400. 

+ Sau khi lớp lót thứ nhất đã hoàn toàn khô thì mới bắt đầu phủ lớp lót thứ 2. 

+ Lớp lót 2 đã khô thì tiến hành bơm keo trám khe vào trong khe kháng chấn. 

– Bước 5: Tiến hành trộn keo trám khe và bơm keo trám khe 

– Bước 7: Hoàn thiện

+ Vét mạch bằng bay để tăng cường độ bám dính và đảm bảo keo đã che kín khe. 

+ Khi keo gần khô thì hãy gỡ băng keo dán.

chong-tham-khe-khang-chan-3

3.2 Xử lý chống thấm khe kháng chấn bằng băng cản nước

Cần chuẩn bị các vật liệu là: băng cản nước PVC WATERSTOP loại V và băng cản nước PVC WATERSTOP loại O. 

Quy trình thi công chống thấm khe kháng chấn bằng băng cản nước: 

– Bước 1: Định vị vào ván khuôn

Hãy sử dụng ván khuôn 2 phần tách rời ứng với 2 loại băng cản nước O và V. 

– Bước 2: Gắn vào cốt thép

Sử dụng dây kim loại để định vị những lỗ nhỏ trên băng cản nước vào cốt thép. Việc định vị này giúp cố định băng ngay cả khi tiến hành đổ bê tông.

– Bước 3: Tiến hành đổ bê tông 

– Bước 4: Hàn băng cản nước để hoàn thiện công trình. 

Có thể sử dụng cách hàn chống hoặc hàn đối đầu.

chong-tham-khe-khang-chan-4

3.3 Chống thấm khe kháng chấn bằng Turbo seal

Các vật liệu cần chuẩn bị trước khi thi công là: Backer rod, màng chống thấm dạng bitum hoặc HDPE, Turbo Seal. 

Quy trình thi công chống thấm khe kháng chấn bằng Turbo seal: 

– Bước 1: Tiến hành dọn sạch bề mặt thi công rồi làm khô hoàn toàn bề mặt. 

– Bước 2: Thực hiện chèn thanh xốp Backer rod xuống khe theo cao độ đã thiết kế trước đó. 

– Bước 3: Bơm matit Turbo Seal dọc theo khe kháng chấn. 

– Bước 4: Rải lớp matit sao cho độ giãn rộng ở hai bên nhỏ hơn 20cm.

– Bước 5: Thi công lớp chống thấm dán lên trên bề mặt matit đã tiến hành trám từ trước đó. 

chong-tham-khe-khang-chan-5

Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về những cách chống thấm khe kháng chấn mang lại hiệu quả triệt để. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp ở bài viết sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!  

>> Có thể bạn quan tâm:  Sơn chống thấm tường JYMEC cao cấp – Bảo vệ tối đa cho công trình của bạn

Rate this post

Related posts

Ý tưởng thiết kế nội thất nhà bếp sang trọng cho căn hộ nhỏ

Review chi tiết son Tom Ford Wild Ginger cho người mệnh hỏa

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Dòng Máy Phun Bột Bả Graco

Leave a Comment